DẤU ẤN CUNG ĐÌNH NƠI CÕI THÁNH

Thần tiên là thế giới mà người phàm không tới được, cũng như hoàng cung trong thời đại phong kiến, nơi chẳng dân thường nào có cơ hội bước vào. Bởi vậy, trong quan niệm xưa, cung điện là nơi chứa những điều tốt đẹp nhất, quý giá nhất, và trang phục của bậc vương tôn quý tộc cũng là những bộ trang phục sang trọng, chỉ những bậc thiên kim công tử, dòng dõi quyền quý mới có thể được mặc. Đó là cơ sở để phân biệt giai cấp và chứng tỏ vị thế trong xã hội. Chính từ những góc nhìn đời thường đó, nhân dân đã xây dựng hình tượng của những vị thánh cho riêng mình. Thánh là bậc bề trên ngự nơi “Phủ, điện”, thân mặc áo bào, thắt đai dùng nét, đeo kim bài... Đó chính là những yếu tố cung đình ảnh hưởng chi phối và tạo nên hình ảnh không chỉ của riêng Tín ngưỡng Thờ mẫu Tứ phủ mà trong rất nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác tại Việt Nam.




Là loại hình diễn xướng dân gian được hình thành song song với quá trình phát triển của Tín ngưỡng từ dưới thời Hậu Lê, các yếu tố trong nghi lễ Hầu đồng gắn liền với quan niệm về đời sống của nhân dân xưa, điều đó được thể hiện cả trong yếu tố trang phục. Vừa có những điểm thêm thắt chi tiết, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cung đình cổ, song do đặc điểm được lưu giữ và truyền tụng bởi nhân dân tạo nên tính dễ dung nạp, tiếp thu yếu tố văn hóa khác nhau trong quá trình phát triển của tín ngưỡng, khiến chúng ta rất khó tìm được những yếu tố mang tiêu biểu cho văn hóa giai đoạn đầu hình thành của nghi lễ. Những quy định nghiêm khắc được quy định bởi các triều triều đại thống trị đã hạn chế nhân dân có những bộ trang phục tái hiện hết hình tượng các Ngài với như những vị quan, tướng trong triều. Thậm chí, khi đã thoát khỏi giai đoạn phong kiến, tới thời kì đỉnh cao của những Me Tây trong xã hội, thì chỉ những người giàu có mới có đủ điều kiện để hầu Thánh với nhiều loại trang phục khác nhau. Khăn chầu có ngự khi đó chỉ là những bộ áo gấm dệt chữ, dệt hoa hoặc ổ rồng, ổ thọ trên những loại gấm, lụa Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc mà thời điểm đó đã rất cầu kì và đắt tiền. Có lẽ phải tới cách đây 40-50 năm những bộ trang phục thêu cầu kì mới xuất hiện. Dù cách xa các giai đoạn lịch sử hình thành gốc rễ, những họa tiết và cấu trúc mĩ thuật được thể hiện trên trang phục Hầu đồng vẫn bám khá sát với trang phục của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam - nhà Nguyễn. Việc đưa những chi tiết đó vào chính là hình thức khẳng định quyền uy và tôn vinh sự sang trọng, vị thế của các bậc Thánh Thần trong quan niệm và suy nghĩ nhân dân. 
Tới nay, khăn chầu áo ngự đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tài năng của con người cùng sự giúp đỡ của máy móc biến việc có những trang phục đẹp để hầu Thánh không còn quá khó khăn với các Thanh đồng. Tuy nhiên, biến đổi và hội nhập văn hóa khiến những chi tiết vốn mang đậm dấu ấn cung đình nay đã biến tấu theo nhiều hình thức khác nhau, và cũng chính điều đó khiến những ý nghĩa sâu sắc được thể hiện qua hệ thống hoa văn dần bị mai một và biến mất cùng giá trị lịch sử và truyền thống lâu đời của dân tộc. Hãy cùng tìm về dấu ấn cung đình còn sót lại trên những bộ khăn chầu áo ngự độc đáo này!

mau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỨ PHỦ - NÉT ĐẸP VĂN HÓA MANG GIÁ TRỊ NHÂN LOẠI

"KHĂN CHẦU AÓ NGỰ" - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THỜI ĐẠI