Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

THIÊN PHỦ THÁNH BÀ

Hình ảnh
Đồng đền Lưu Ngọc Đức Kề cận bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh và Tam tòa Thánh Mẫu, nắm quyền trông coi thiên phủ, giữ sổ tam tòa chính là các vị Chầu Bà. Thiên Phủ có hai vị Thánh Bà, do không giáng trần hoặc được quan niệm là hiện thân của Mẫu Thần Chủ nên đều được phối thờ tại các di tích đền, phủ chính của Mẫu Liễu Hạnh. Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất. Chầu Bà vốn là Thiên Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc Hoàng, giáng hiện ở xứ Thanh giúp dân hộ quốc. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà,  bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên, nắm giữ sổ Tam Tòa. Cũng là tiên nữ Thiên Đình, Chầu Chín Cửu Tỉnh tương truyền là sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân. Sau này khi thác hóa bà trở thành vị Chầu Bà kề cận bên Thánh Mẫu Liễu Hạnh, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Còn có quan niệm bà cũng là người cai quản 9 giếng thiêng đất xứ Thanh. Cũng như Quan lớn Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhất và Chầu Cửu đều rất ít giáng đồng. Hai bà t...

ĐỆ NHẤT VƯƠNG QUAN

Hình ảnh
“Quan Đệ Nhất uy nghi trung chính Vốn khiêm nhường đức tính oai linh Tôn quan lẫm liệt thiên đình Làm mưa, làm gió, đổ thành, lấp sông” (Trích “Văn chầu Quan Đệ Nhất”) Đồng đền Lưu Ngọc Đức Ngũ Vị Tôn Quan hay Ngũ Vị Vương Quan là năm vị quan lớn thừa lệnh Vua Cha, Thánh Mẫu cai quản Tứ Phủ. Đứng đầu trong năm vị Quan lớn chính là Đệ Nhất Tôn Quan.  Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên, hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông, vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Tương truyền ông được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, là Tôn quan đại thần trên Đế Đình Thiên Cung, quản cai tam giới đình thần văn võ. Tuy nhiên trong lịch sử ông không giáng trần, nên trước đây không có đền thờ riêng. Hiện nay đền Quan lớn Đệ nhất thuộc quần thể di tích đền Vua Cha Bát Hải Động Đình. Các Thánh thuộc Thiên Phủ trước nay đều rất ít giáng đồng, do vậy, Đệ Nhất Vương Quan cũng thường chỉ về trong những dịp quan trọng như khai đàn, mở phủ, thỉnh Ngài về chứng đàn Thiên Phủ....

"TRỜI" TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT

Hình ảnh
“Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh” Từ thuở nguyên sơ, khi con người chưa thể giải thích cho những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đã hình thành tập tục tôn thờ các yếu tố tự nhiên. Hay nói cách khác, họ sợ gì, họ sẽ thờ đó, họ cần gì, họ sẽ “tạo nên” một vị thần đứng sau điều đó để phụng thờ. Vì vậy mới có thần sấm, thần mưa, thần gió... Cùng với tâm thức tôn thờ khả năng sinh sản của người phụ nữ, coi sinh sản là hình thức tạo ra vạn vật, người Việt đã thờ các “Bà mẹ”: “Bà đất”, “Bà nước”, “Bà trời” bên cạnh những vị thần cụ thể, là nền tảng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Với nền văn minh lúa nước, con người phương Đông sớm nhận ra bên cạnh đất để sinh sống và trồng trọt, nước để tưới tiêu, thì khí hậu, mưa, nắng là những yếu tố quyết đình tới mùa màng. “Trời sinh tiết khí” - trời nắm giữ quyền năng chi phối mọi yếu tố trong cuộc sống. Vậy nên con người tôn thờ “Trời” như đấng tối linh, quyền năng sinh ra cỏ cây vạn vật, sinh ra sự sống. Đến thời kì phong kiến, cùng s...

DẤU ẤN CUNG ĐÌNH NƠI CÕI THÁNH

Hình ảnh
Thần tiên là thế giới mà người phàm không tới được, cũng như hoàng cung trong thời đại phong kiến, nơi chẳng dân thường nào có cơ hội bước vào. Bởi vậy, trong quan niệm xưa, cung điện là nơi chứa những điều tốt đẹp nhất, quý giá nhất, và trang phục của bậc vương tôn quý tộc cũng là những bộ trang phục sang trọng, chỉ những bậc thiên kim công tử, dòng dõi quyền quý mới có thể được mặc. Đó là cơ sở để phân biệt giai cấp và chứng tỏ vị thế trong xã hội. Chính từ những góc nhìn đời thường đó, nhân dân đã xây dựng hình tượng của những vị thánh cho riêng mình. Thánh là bậc bề trên ngự nơi “Phủ, điện”, thân mặc áo bào, thắt đai dùng nét, đeo kim bài... Đó chính là những yếu tố cung đình ảnh hưởng chi phối và tạo nên hình ảnh không chỉ của riêng Tín ngưỡng Thờ mẫu Tứ phủ mà trong rất nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác tại Việt Nam. Là loại hình diễn xướng dân gian được hình thành song song với quá trình phát triển của Tín ngưỡng từ dưới thời Hậu Lê, các yếu tố trong nghi...

"KHĂN CHẦU AÓ NGỰ" - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THỜI ĐẠI

Hình ảnh
“Chiếc áo không làm nên thầy tu” nhưng trang phục hầu đồng lại chính là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên nét linh thiêng trong nghi lễ và sự thăng hoa của các Thanh đồng. Không phải ngẫu nhiên mà trang phục hầu đồng lại được nhân dân ta tôn kính, gọi với một cái tên thật mĩ miều là “khăn chầu áo ngự”. Với tâm niệm các Ngài là bậc bề trên, tôn quý, trang phục được dùng để hầu Thánh thường là những bộ khăn áo mang đậm tính cung đình, thể hiện được phong thái tôn quý của nhà Thánh, được các Thanh đồng cất giữ rất cẩn thận và có nghi thức khai quang trước khi mỗi giá hầu. Sự chú trọng và cầu kì về khăn áo không chỉ thể hiện được tấm lòng tôn kính của con người với bậc bề trên, mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất khi thực hiện nghi lễ, mà thông qua những chi tiết và hoa văn, chúng ta còn thấy được nét văn hóa truyền thống độc đáo rất riêng của người dân đất Việt được truyền lại từ bao đời. Tranh sơn mài của hoạ sĩ Trần Tuấn Long Tập tục Thờ Mẫu Tứ phủ bắt đầu có sự hình ...

HẦU ĐỒNG LÀ GÌ?

Hình ảnh
“...Làm đồng cho đáng lên đồng Một manh áo đỏ suốt đời thủy chung...” “Hầu đồng” hay “hầu bóng” là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc (dòng Shaman giáo), trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shaman (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập linh hoặc bóng vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh giáng bóng vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là Tín ngưỡng Tứ Phủ. Người đứng giá hầu đồng thường được gọi là Thanh Đồng (“thanh” ở đây là trong, sạch, thuần khiết, không gợn chút pha tạp nào; “đồng” là đứa trẻ con. Theo quan niệm dân gian, Thanh đồng được coi là những người có khả năng đặc biệt, đượ...

BIẾN TƯỚNG TÍN NGƯỠNG

Hình ảnh
"NHẤT TÂM NHẤT NGUYỆN NHẤT ỨNG"... Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ là nét văn hóa lâu đời, gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt. Thông qua các nghi lễ và hoạt động thực hành, ông cha luôn gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc như “uống nước nhớ nguồn”, tu tâm dưỡng tính, sống cho “tốt đời, đẹp đạo”. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều người đến với tín ngưỡng, dù là thanh đồng hay con nhang đệ tử lại chưa có được những hiểu biết cơ bản về giá trị, ý nghĩa thực của tín ngưỡng, dẫn đến những sai lệch và biểu hiện tiêu cực khi thực hành các nghi lễ. Mà tiêu biểu rõ nét nhất chính là tình trạng thương mại hóa Đạo Mẫu. Con người khi tìm đến Thánh Thần thường mong cầu công danh tài lộc, bình an. Đó là tâm lý xuất phát từ xa xưa của người Việt. Vậy nên việc sẵn sàng thực hiện những khóa lễ cầu an giải hạn, trình đồng mở phủ, trước hết là để giải quyết vấn đề tâm lí của những người tới cửa điện là điều dễ hiểu. Nhưng sự phát triển của kinh tế xã hội cùng quan niệm như “tốt lễ d...